Hiện trạng khu đất được đấu giá tại dự án tổ hợp thể thao, giải trí và thương mại tại phường Hòa Xuân, Đà Nẵng (Ảnh: Hoài Sơn).
Mức giá khởi điểm của khu đất nêu trên được thành phố Đà Nẵng đưa ra đấu giá dự kiến hơn 7,9 triệu đồng/m2, thời gian thuê đất 50 năm.
Phiên đấu giá khu đất này dự kiến diễn ra trong quý II/2025.
Mục đích đấu giá khu đất để đầu tư dự án dịch vụ đô thị với tổng mức đầu tư dự kiến 3.531 tỷ đồng, tiến độ thực hiện 36 tháng. Dự án trên khu đất phải có mật độ xây dựng dưới 60%, chiều cao 7 tầng và đáp ứng một số tiêu chí khác.
Người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền đặt cọc trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất; chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng, khớp nối hạ tầng đối với 3 đường quy hoạch xung quanh khu đất bàn giao cho nhà nước khai thác vận hành.
" alt=""/>Đà Nẵng sẽ đấu giá khu đất hơn 13ha, xây dự án 3.500 tỷ đồngTổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chụp ảnh chung (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).
Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 đến 23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân.
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia. Sau đây là nội dung phỏng vấn.
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức đến Malaysia từ 21 đến 23/11. Xin đồng chí cho biết những kết quả chính của chuyến thăm?
- Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung:Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia đã thành công tốt đẹp, đạt kết quả sâu sắc và thực chất. Đây là chuyến thăm đầu tiên trên cương vị mới của Tổng Bí thư Tô Lâm tới một nước Đông Nam Á, là sự kế thừa đồng thời phát huy chủ trương của ta trong hơn 50 năm qua là coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Malaysia.
Chính phủ và các lãnh đạo Malaysia đã đón tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Phu nhân và Đoàn rất trọng thị, với tình cảm nồng ấm, tin cậy, có những biệt lệ về lễ tân, như thể hiện ở việc tổ chức Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân và Đoàn tại Dinh Thủ tướng, thu xếp để gần 50 người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Malaysia tham dự Lễ đón, treo cờ, ảnh Tổng Bí thư và Phu nhân trên các tuyến phố chính. Điều đó cho thấy bạn thực sự coi trọng Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trong hơn hai ngày của chuyến thăm, Tổng Bí thư Tô Lâm, Phu nhân và Đoàn đã có 18 hoạt động quan trọng, trong đó có các cuộc hội đàm hẹp và rộng, hội kiến với các lãnh đạo Malaysia là Thủ tướng Anwar Ibrahim, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, Phó Thủ tướng - Chủ tịch Đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai (UMNO); thăm Trung tâm Dữ liệu quốc gia, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia Petronas, tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn, gặp gỡ thân mật đại diện Việt kiều tiêu biểu từ các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Malaya - Đại học danh tiếng và lâu đời nhất, cái nôi đào tạo nhiều chính khách và nhân sĩ nổi tiếng của Malaysia, chia sẻ tầm nhìn về chặng đường tiếp theo trong quan hệ Việt Nam - Malaysia và tầm nhìn về một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng, đoàn kết và phát triển, đồng thời khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với ASEAN.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Thủ tướng Malaysia đã trao đổi thân thiết về sự phát triển của phụ nữ hai nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện và đã ra Tuyên bố chung về việc này, khẳng định cam kết ủng hộ lẫn nhau trên con đường phát triển của mỗi nước.
Việt Nam và Malaysia hiện là đối tác chiến lược toàn diện duy nhất của nhau trong khu vực Đông Nam Á. Việc xác lập khuôn khổ này đã giúp tạo nền tảng và phương hướng quan trọng cho hợp tác song phương trong thời kỳ mới, với 4 trụ cột chính là đẩy mạnh hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh; tăng cường kết nối kinh tế hướng tới phát triển bền vững; mở ra hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, năng lượng sạch, công nghệ mới, cũng như giúp tăng cường phối hợp về các vấn đề quốc tế, đa phương.
Lãnh đạo cấp cao hai bên cũng đã trao đổi về tình hình mỗi nước, quan hệ hai nước và tình hình quốc tế; nhất trí đánh giá Việt Nam và Malaysia chia sẻ nhiều điểm tương đồng lớn về lịch sử, văn hóa, về mục tiêu và sự đồng hành trong tiến trình phát triển; qua đó, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác giữa Đảng ta và các chính đảng lớn tại Malaysia.
Hai bên nhất trí phối hợp cùng xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, gắn bó, thịnh vượng. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam tích cực ủng hộ Malaysia hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025.
Các lãnh đạo Malaysia nêu đậm tình cảm sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự khâm phục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam, ngưỡng mộ Việt Nam đã vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, tự vươn lên đạt những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những kết quả phát triển ấn tượng của Malaysia trong những năm qua và việc thực hiện chiến lược phát triển toàn diện trong giai đoạn mới dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Anwar Ibrahim.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng trao đổi về các mục tiêu phát triển của đất nước, các định hướng chính của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Trong chuyến thăm, lãnh đạo hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Dư luận báo chí Malaysia rất quan tâm tới chuyến thăm, đặc biệt là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, khẳng định đó là bước tiến đáng kể trong quan hệ hai nước.
Kết quả của chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng để hai bên tiếp tục phát huy tiềm năng hợp tác, tranh thủ thế mạnh của nhau; góp phần củng cố môi trường hòa bình, thuận lợi cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, của khu vực.
Xin đồng chí cho biết phương hướng thời gian tới để phát huy các kết quả quan trọng của chuyến thăm?
- Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung: Với các kết quả sâu sắc và thực chất của chuyến thăm, nhất là việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, nhiệm vụ đầu tiên của các cơ quan liên quan của hai nước là sớm triển khai cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ mới, khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động tổng thể triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện; rà soát, thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác cần thiết nhằm tạo cơ chế hợp tác hiệu quả.
Thứ hai, trên cơ sở Kế hoạch đó, các bộ, ngành liên quan sớm xây dựng chương trình cụ thể; tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác truyền thống, đồng thời hết sức chú trọng những nội dung mới, lĩnh vực mới, như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...
Thứ ba, không thể thiếu, là các cơ quan liên quan định kỳ rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình đó, để các thỏa thuận thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển của hai nước trong giai đoạn mới.
Thứ tư, và cũng rất quan trọng, là lãnh đạo chính phủ cũng như các chính đảng lớn và Liên minh cầm quyền Malaysia đều thể hiện những tình cảm đặc biệt tốt đẹp đối với đất nước, con người Việt Nam và Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tôi mong rằng hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi, chia sẻ, giao lưu trên cả kênh nhà nước, kênh đảng, kênh nhân dân, để không ngừng bồi đắp và phát triển những tình cảm đó, củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ song phương trong giai đoạn mới.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí./.
" alt=""/>Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt NamTổng thể dự án Trường Đại học Hoa Lư xây dựng từ năm 2007 đến nay (Ảnh: Thái Bá).
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh, dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư là dự án trọng tâm của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã luôn quan tâm, chỉ đạo thường xuyên; đây cũng là công trình được lựa chọn chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ông Ngọc yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh (chủ đầu tư dự án) phải xây dựng tiến độ chi tiết, cụ thể đối với từng hạng mục công trình; chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực, nhân lực, tăng ca, tăng kíp, tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục với nhiều mũi, tổ đội, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo tuyệt đối an toàn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Tống Đức Long, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình cho biết, tiến độ thực hiện giá trị khối lượng hoàn thành gói thầu xây lắp dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đến nay ước đạt trên 65%. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phấn đấu đến hết năm 2024 đạt trên 75% tổng giá trị hợp đồng.
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đang dần hồi sinh trở lại (Ảnh: Thái Bá).
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư có giá trị 770 tỷ đồng (sau nhiều lần điều chỉnh quyết định đầu tư) đang dần được hồi sinh. Các hạng mục như: Nhà hiệu bộ 9 tầng; Giảng đường A, B (4 tầng); Thư viện - Y tế - Nhà ăn (2 tầng); Nhà hội trường (3 tầng); Nhà thi đấu; Nhà xưởng thực hành... đang dần hiện rõ hình hài.
Trên tổng diện tích đất 17,3ha xây dựng dự án tại xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình nhiều tháng qua đã hiện rõ màu sơn lót của các tòa nhà cao tầng, không còn màu rêu mốc, cỏ dại mọc um tùm, bỏ hoang hóa như nhiều năm trước. Trên công trường, tiếng máy móc thi công nhộn nhịp, tiếng công nhân nói cười rộn vang khắp công trình.
Anh Mai Văn Điệp chia sẻ: "Gần 2 thập kỷ dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư "trùm mền" dẫn đến khu đất trở nên hoang hóa. Xung quanh khu vực này, do dự án trường đại học chưa rõ ngày về đích nên các hộ dân mua đất cũng không đến sinh sống, khiến toàn bộ một vùng đất rộng lớn của thành phố bị bỏ hoang, cảnh tượng đìu hiu, ảm đạm mười mấy năm trời".
Dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư năm 2007. Trường đại học Hoa Lư được giao làm chủ đầu tư dự án với số vốn khoảng 1.300 tỷ đồng. Dự án triển khai xây dựng đến năm 2014 thì dừng thi công do không được cấp vốn.
Điều đáng nói là thời điểm này, UBND tỉnh Ninh Bình lại có quyết định điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư chỉ còn hơn 400 tỷ đồng. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý vì nhiều hạng mục của dự án đang thi công dở dang, với số vốn đó không thể quyết toán và hoàn thành công trình.
Năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư dự án. UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều hội nghị để tháo gỡ sự bất hợp lý của việc điều chỉnh cắt nguồn vốn và quy mô dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (mũ cối màu xanh) kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án để đưa vào sử dụng từ năm học 2025-2026 (Ảnh: Thái Bá).
Sau khi thống nhất các phương án và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung và cho triển khai xây dựng tiếp dự án. Theo quyết định, dự án Trường Đại học Hoa Lư sau khi điều chỉnh có tổng mức đầu tư là 770 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các sở, ngành, cơ quan chuyên môn tham mưu bố trí đủ nguồn vốn để dự án triển khai thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.
" alt=""/>Dự án trường đại học "đắp chiếu" gần 2 thập kỷ sắp hồi sinh?